30 thg 5, 2008

THỊ TRƯỜNG CÁ CẢNH


TP.HCM: nuôi cá cảnh mỗi năm thu về 3,5-4 triệu USD
Theo Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi TP.HCM, trung bình hằng năm các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá cảnh trên địa bàn TP.HCM xuất khẩu 3,5 triệu con cá cảnh với trên 60 loài, đạt kim ngạch 3,5-4 triệu USD/năm.
Riêng năm 2007 các cơ sở xuất khẩu 3,7 triệu con, đạt khoảng 4 triệu USD. Trong năm tháng đầu năm 2008, lượng cá cảnh được kiểm dịch xuất khẩu gần 1,7 triệu con, chủ yếu xuất sang trị trường châu Âu, Mỹ, Singapore, Đài Loan, Hong Kong...
TP.HCM hiện có 276 cửa hàng kinh doanh cá cảnh lớn và vừa, bình quân một cơ sở đạt doanh số 860 triệu đồng, thu lợi nhuận 356 triệu đồng/năm.
TTXVN

XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO EU




Theo nhận định của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), việc thực hiện những cam kết khi gia nhập WTO, bao gồm các luật, hiệp định… là những thách thức mà các doanh nghiệp VN khó vượt qua khi xuất khẩu rau quả. Trong đó, chứng chỉ GAP (thực hành nông nghiệp tốt) là một trong những yêu cầu rất quan trọng, nhưng việc đạt được nó quả là điều không dễ dàng trong bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ của VN.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Tiến sĩ Frank-Walter Steinmeier (thứ hai, bên phải) thăm gian hàng bơ Dalako (Đắc Lắc) tại Metro An Phú (TPHCM). Ảnh: Đ.P.
Sau hơn 1 năm gia nhập WTO, nhiều đoàn doanh nghiệp từ Thái Lan, Trung Quốc, Singapore... đã sang Việt Nam tìm hướng hợp tác xuất khẩu rau quả sang EU - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Có thể nói, các doanh nghiệp đang đối diện với nhiều cơ hội đang mở ra nhưng đồng thời cũng gặp một bài toán khó. EU là một thị trường rất khó tính, trong khi điểm yếu của nông sản VN vẫn là sản lượng ít, không đồng đều về chất lượng và mẫu mã, xuất xứ nguồn gốc không rõ ràng. Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2008 là 118,1 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.Phần lớn mặt hàng rau quả VN xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc (kể cả lãnh thổ Đài Loan), sau đó là Nhật Bản, Nga... Trong khi lượng rau quả VN xuất sang EU (gồm 27 nước, 490 triệu dân), là khu vực thương mại lớn nhất thế giới, lại chiếm một tỷ trọng quá ít, vì rào cản chất lượng tại EU ngày càng khắt khe của tiêu chuẩn Global GAP hiện nay (Tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt xuất phát từ tiêu chuẩn Eurep GAP đặt ra cách đây khoảng 10 năm). Đó là chưa kể các doanh nghiệp Việt Nam thay vì hỗ trợ nhau thì lại cạnh tranh lẫn nhau, tự làm giảm giá trị sản phẩm để giành khách hàng.
Tuy nhiên, đang có một tín hiệu tốt cho việc xuất khẩu rau quả vào EU của các doanh nghiệp VN. Giám đốc Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TP (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM) Từ Minh Thiện cho biết, trước tình hình này, chúng tôi đã ký kết hợp tác với Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển CBI (Hà Lan) của Bộ Ngoại giao Hà Lan nhằm hỗ trợ trọn gói các quy trình xuất khẩu sang EU để nông sản VN có thể xâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường này. Theo CBI, hàng năm châu Âu nhập khẩu gần 80 triệu tấn trái cây tươi và trên 62 triệu tấn rau tươi, trong đó lượng nhập từ các nước đang phát triển chiếm 35%-40%. Trái cây VN xuất khẩu chủ yếu trái vào EU là xoài, dứa, vải, nhãn, chuối, thanh long, bơ, măng cụt, sầu riêng nhưng với một thị phần rất nhỏ. Tương tự, các loại rau VN xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là ớt, khoai môn, cải bắp, dưa leo, cà tím, nhưng cũng chiếm vị trí rất khiêm tốn, bình quân khoảng 5,5-6 tấn/năm.
Ông Jos Leeters - chuyên gia của CBI giới thiệu, CBI là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, chủ yếu giúp doanh nghiệp các nước đang phát triển như VN có thể xuất khẩu vào châu Âu. CBI hoạt động từ sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan, vì vậy những doanh nghiệp được CBI hỗ trợ đóng chi phí rất nhỏ. Châu Âu là thị trường tạo ra lợi nhuận cao nhất thế giới nhưng cũng là thị trường đầy tính cạnh tranh với các yêu cầu tiêu chuẩn rất khắt khe. Thông qua chương trình này, CBI sẽ giúp các doanh nghiệp VN huấn luyện quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, tiếp thị và xâm nhập thị trường. Thực tế thời gian qua cho thấy, những quốc gia được CBI hỗ trợ đều có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hoa và rau quả vào thị trường EU bình quân 17%/năm. Theo ông Từ Minh Thiện, có thể nói, chương trình hợp tác với CBI là một tấm vé thông hành giúp các doanh nghiệp VN đặt chân vào EU. Ngoài TPHCM, giai đoạn đầu có thêm 4 tỉnh nhận được sự hỗ trợ này là Đồng Tháp, Bình Thuận, Vĩnh Long và Lâm Đồng. Khi đã có hiệu quả sẽ mở rộng thêm các địa phương khác.
Năm 2006, trong 19,3 tỷ euro (25 triệu tấn trái cây) mà các nước EU nhập khẩu, có 7,1 tỷ euro (9,8 triệu tấn trái cây các loại: chuối, chà là, chanh dây, dứa, ổi, xoài, đu đủ, trái vải, bơ…) từ các nước đang phát triển. Trong đó, năm 2006 VN xuất 33,7 tấn trái cây các loại với 101,1 ngàn euro.
(Nguồn CBI)

NUÔI HEO BẰNG..... THẢO DƯỢC

Lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam xuất hiện thịt heo “siêu sạch” do một doanh nghiệp trong nước cung cấp. Đây là thịt heo được nuôi bằng quy trình sử dụng thảo dược với tên gọi là “Heo hương thảo”. Sản phẩm đã tạo sự chú ý cho mọi người không những bởi có giá bán “siêu đắt” (250.000-400.000 đồng/kg) mà còn được quảng bá là nguồn dinh dưỡng tốt cho người bệnh, người già, trẻ em và người béo phì.
Heo siêu sạch!

Bà Vũ Thị Ngọc Trinh giới thiệu qui trình nuôi heo bằng thảo dược.
Công ty Sản xuất thuốc thú y – thủy sản Minh Dũng có trụ sở tại thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương giới thiệu thịt heo “siêu sạch” với tên gọi là “Heo hương thảo”, được nuôi bằng quy trình sử dụng thảo dược bổ sung trong thức ăn cho heo.
Theo Công ty Minh Dũng, loại thịt heo này “sạch đúng nghĩa”, đảm bảo được cả ba tiêu chuẩn “sạch” về mặt hóa học, lý học và sinh học.
Cụ thể, về hóa học, thịt không chứa độc tố nấm mốc (Aflatoxin) và thuốc bảo vệ thực vật, không có tồn dư kháng sinh, không có hócmôn tăng trưởng, không có chất kích thích tăng trọng. Về sinh học, thịt không có ký sinh trùng và các loại vi khuẩn nguy hiểm trong thịt. Về lý học, thịt mềm mại, sạch, màu sắc đỏ tươi, nhiều vân mỡ, không nhớt, không chứa những tạp chất lạ.
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh y tế công cộng Bộ Y tế công bố ngày 5-3-2008 cho thấy thịt “Heo hương thảo” không phát hiện các chất như nấm mốc, độc tố, hóc - môn, kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.
Còn theo kết quả phân tích của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm – Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM công bố ngày 21-3-2008, hàm lượng cholesterol rất thấp: trong 100g mỡ heo chỉ có 34,76mg hoặc trong 100g thịt heo chỉ chiếm 60,22mg… Ngược lại hàm lượng acid béo không no rất cao, chiếm tỷ lệ khoảng 60% trở lên.
Thực tế cảm nhận bằng khứu giác và vị giác của một số người lần đầu tiên trực tiếp thử thì thịt “Heo hương thảo” thơm ngon hơn thịt heo thông thường, thịt có vị ngọt, nhất là bộ lòng. Thịt nạc sớ mềm không có sớ dai như thịt heo thường. Da và mỡ có độ giòn, ăn không ngán và có mùi thơm đặc trưng.
Thịt “Heo hương thảo” có nhiều vân mỡ màu trắng trong, thịt nạc màu hồng sậm, bề mặt cắt mịn, thẳng, khi cắt không dính dao, không chảy nhớt, đặc biệt không nghe mùi tanh. Thịt khi luộc có nước trong vắt…
Công ty Minh Dũng cho rằng có được chất lượng thịt heo như thế là nhờ đã hợp tác nghiên cứu và liên kết với các chuyên gia từ nhiều trường đại học trên thế giới chiết xuất thảo dược từ các loại cây cỏ trong thiên nhiên để nuôi heo.
Và chính từ những kiểm nghiệm được công bố này, công ty cho rằng heo hương thảo là nguồn dinh dưỡng tốt, chứa ít cholesterol, nhiều acid béo không no, có lợi cho tim mạch, giúp dễ tiêu hóa, sử dụng tốt cho người bệnh , người già trẻ em và người béo phì.
Heo được nuôi bằng thảo dược
Bà Vũ Thị Ngọc Trinh, Phó Tổng giám đốc Công ty Minh Dũng, cũng chính là “kiến trúc sư” chính của quy trình nuôi heo bằng thảo dược, cho biết: “Gần 3 năm qua chúng tôi đã thực hiện sử dụng một số dược thảo để ứng dụng đưa vào bảo vệ vật nuôi và đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Qua đúc kết các tài liệu đông y và trong thực tế nghiên cứu sản xuất thực tiễn của nhiều đơn vị cá nhân trong ngành đông y, chúng tôi đã nghiên cứu thành công các chiết xuất từ thảo dược như tỏi, hành, hẹ… và đã áp dụng vào việc đưa ra quy trình chăn nuôi để tạo nên sản phẩm thịt heo siêu sạch, an toàn này.
Sản phẩm “Heo hương thảo” là siêu sạch vì trong quá trình nuôi, đàn heo được cho ăn chủ yếu là cám với thảo dược như tỏi, ngò, húng cây... Ngoài ra, công ty cũng nhập thêm một số dược thảo từ nước ngoài về để bổ sung thêm vào thức ăn cho heo. Khi heo có bệnh, công ty không cho uống kháng sinh mà chỉ uống những thuốc chiết xuất từ thảo dược”.
Cũng theo bà Trinh, nhờ thảo dược mà sức đề kháng của heo được tăng lên, hạn chế được dịch bệnh. Vì vậy, chất lượng thịt heo cũng được cải thiện nhiều.
Hiện Công ty Minh Dũng nộp đơn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm và phối hợp với 5 cơ sở trong nước để chăn nuôi heo theo quy trình bằng thảo dược với tổng số 500 con từ giai đoạn 40-45 kg/con đến khi xuất chuồng. Ngoài ra, công ty còn đầu tư chi phí để nghiên cứu, thuê nhân viên chăm sóc, theo dõi đàn heo...
Theo bà Vũ Thị Phương Trinh, sản phẩm heo siêu sạch của công ty đang được đưa ra thị trường, thông qua một số nhà hàng, khách sạn cao cấp. Sau đó sẽ phân phối vào các hệ thống siêu thị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Công ty Minh Dũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm thịt bò sạch, thịt gà sạch cũng được nuôi bằng thảo dược để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Thịt “Heo hương thảo” được bán với giá… siêu đắt: sườn non: 140.000 đồng/400g; bít tết, thịt ba rọi: 125.000 đồng/400g; cốt lết, giò bó, nạc dăm nạc đùi: 115.000 đồng/400g; chân móng giò, giò bắp, xương đuôi: 90.000 đồng/400g và bộ lòng gồm: dồi trường, gan, tim, cật mỗi thứ 300.000 đồng/kg.

ƯU TIÊN ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Hút vốn đầu tư từ nguồn vốn FDI trong những tháng đầu năm trên địa bàn TPHCM đã đạt 2,3 tỷ USD, cao nhất so với các địa phương trong cả nước. Thế nhưng, phần lớn các dự án đầu tư đang chú trọng đến các lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, trong khi các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công-nông nghiệp còn rất khiêm tốn. TPHCM đã có những nỗ lực mới để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Ưu đãi lớn vào ngành nông nghiệp

TPHCM có nhiều chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: P.N.
Sở Giao thông Công chính TPHCM được UBND TP giao lập tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố đến Khu nông nghiệp công nghệ cao TP (KNNCNC) tại xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi. Tuyến xe nhằm phục vụ hoạt động đi lại cho các cán bộ, công nhân viên của các đơn vị hoạt động trong KNNCNC.UBND TPHCM cũng đã ban hành một loạt chính sách ưu đãi, tiêu chí công nghệ cao đối với ngành nông nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 5 nhà đầu tư đầu tiên tham gia vào KNNCNC sẽ được ưu tiên chọn khu đất thuận lợi, phù hợp với quy hoạch chi tiết.
Một số ưu đãi cụ thể như, đối với tiền thuê đất và tiền duy tu, bảo dưỡng hạ tầng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định, không phải trả chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thời hạn thuê đất được xác định tùy theo dự án của nhà đầu tư nhưng tối đa là 50 năm.
Các nhà đầu tư cũng được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định: phải đóng 50% chi phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng hàng năm và trong 5 năm, nếu nhà đầu tư chỉ nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ (không sản xuất). Hoặc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì được miễn đóng chi phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng. Trong 12 tháng, nếu nhà đầu tư không triển khai hoạt động hoặc sử dụng sai mục đích đã đăng ký ban đầu, sẽ bị thu hồi vô điều kiện phần diện tích chưa sử dụng hoặc phần diện tích sử dụng sai mục đích.
Cạnh đó, đối với nước thủy lợi phục vụ hoạt động tưới tiêu cho cây trồng, nhà đầu tư được cung cấp đến họng nước tưới tiêu, không phải trả tiền nước nhưng phải trả chi phí bơm và xử lý nước; đối với nước phục vụ sinh hoạt và hoạt động sản xuất khác nếu có, nhà đầu tư phải trả theo khung giá nước của thành phố và phải đóng thêm phí xử lý nước thải.
Về giá điện, dịch vụ viễn thông (điện thoại, internet), nhà đầu tư phải trả theo giá của nhà cung cấp dịch vụ. UBND TP cũng chấp thuận về chủ trương thuê chuyên gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở nước ngoài vào làm việc tại KNNCNC.
Tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao
UBND TPHCM cũng đã ban hành các tiêu chí liên quan đến công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm làm thay đổi sản phẩm truyền thống thành sản phẩm công nghệ cao, quy trình sản xuất an toàn (GAP). Quy định này cũng nêu rõ, công nghệ cao phải là công nghệ tiên tiến tại thời điểm đầu tư.
Như vậy, dự án đầu tư vào KNNCNC phải thuộc lĩnh vực nghiên cứu hoặc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hoặc lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao. Các dự án đảm bảo tổng chi cho nghiên cứu, phát triển dự án hàng năm không dưới 5% tổng doanh thu; tổng lao động có trình độ đại học trở lên trực tiếp tham gia nghiên cứu phát triển dự án đạt ít nhất 5% tổng lao động của dự án; có hệ thống quản lý chất lượng phải đạt tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành, phải áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo pháp luật Việt Nam; phải đáp ứng tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao gồm: liên tục nghiên cứu đổi mới phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, có thể ứng dụng và mở rộng trong điều kiện Việt Nam.
BQL KNNCNC có nhiệm vụ căn cứ vào quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công bố các tiêu chí và điều kiện của doanh nghiệp được thuê đất hoạt động tại KNNCNC TP; hỗ trợ miễn phí các dịch vụ cho các nhà đầu tư về thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục giao đất, cho thuê đất; giấy phép xây dựng, visa xuất nhập cảnh nhiều lần và một số hỗ trợ khác về thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư trong KNNCNC TPHCM.
Ban Quản lý KNNCNC TPHCM đã thúc đẩy triển khai 14 gói thầu xây lắp và thiết bị để chuẩn bị cơ sở hạ tầng sẵn sàng đón các nhà đầu tư. Tổng diện tích của cả khu là 88,17 ha, diện tích đầu tư 56,6 ha, bao gồm các khu vực chức năng như khu trung tâm quản lý, khu nghiên cứu và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ cùng hệ thống văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng họp hội nghị... Khu vực này cũng đầu tư 5 trạm biến thế 3 pha, máy phát điện 400 KVA, mạng lưới dây điện ngầm; hệ thống cung cấp nước có khối lượng 4.000m3/ngày đêm...

21 thg 5, 2008

HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu kéo về xua tan cái oi bức, nóng nực của khí trời mùa hạ 2008; khi những con ve sầu bắt đầu râm ran trong vòm lá, người người lại nô nức đón chào kỉ niệm lần thứ 118 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh- Vị Cha già kính yêu của dân tộc (19- 5- 1890 và 19- 5- 2008). Chiều nay, bước trên đường phố Long Xuyên tôi nghe tâm hồn mình xao xuyến lạ. Còn đôi ngày nữa thôi, cả nước lại hân hoan đón chào sinh nhật Bác Hồ- Người đã hy sinh cả đời mình cho non sông, đất nước. Cuộc đời và tấm gương đạo đức của Bác là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác. Tôi thích nhất là bài "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" của nhạc sĩ Trần Khiết Tường
"Tôi hát ngàn lời ca bao la hơn những cánh đồng. Mênh mông hơn mặt biển Đông, êm đềm hơn những dòng sông" Bài hát được cất lên với những giai điệu nhẹ nhàng mà da diết lòng người. Lời ca có một sức mạnh diệu kỳ, lời ca thâu tóm những mênh mông của đất trời, sông núi. Không chỉ có thế, lời bài ca được tác giả hình tượng hóa lên một cách đẹp đẽ lạ thường: "Tôi hát ngàn lời ca nồng nàn hơn nắng ban mai, đẹp tình hơn cánh hoa mai" Những gì tinh tuy nhất, đẹp đẽ nhất, nên thơ nhất trong cuộc sống đã được tác giả khắc họa vào ca khúc của mình. Lời ca đã vượt lên trên tất cả, nó nồng nàn hơn ánh nắng ban mai, đẹp tình hơn cả những cách mai vàng rộn sắc hương. Trần Khiết Tường đã phả vào ca khúc của mình một luồng sinh khí của thiên nhiên đất nước. Phải chăng tâm hồn tác giả đang phơi phới, tác giả cất cao giọng hát, thả rộng hồn mình vào giữa sắc nước mây trời. Đâu là động lực để tác giả yêu đời, yêu cuộc sống đến thế: "Hùng thiêng hơn núi sông dài là một niềm tin Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người là một niềm tin Hồ Chí Minh" Nếu ở những giai điệu ban đầu ta cảm nhận được một Trần Khiết Tường đang yêu đời, yêu cuộc sống, đang say sưa cất cao giọng hát thì đến đây ta hiểu được tại sao tác giả mở rộng hồn mình với thiên nhiên đến thế! "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người là một niềm tin Hồ Chí Minh" Hồ Chí Minh- Người đã đem đến cho tác giả một nguồn cảm hứng bất tận, một niềm tin vững chắc vào cuộc sống. Lời bài hát cứ láy đi láy lại cụm từ "Hồ Chí Minh", "niềm tin" làm cho bài hát càng thêm sức sống. Phải chăng Hồ Chí Minh là một biểu tượng, là niềm tin vững chắc không riêng gì tác giả mà là của toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân loại?!
Bác Hồ đang chỉ huy dàn nhạc
Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ tại Đền HùngBác Hồ với các cháu thiếu nhi
Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc, gian khổ hiểm nguy từng giây từng phút đe dọa nhưng người chiến sĩ cách mạng luôn kiên trì gìn lòng, không khuất phục trước quân thù. Họ vẫn luôn giữ vững một niềm tin tất thắng ở ngày mai. Họ tin tưởng vào Đảng, vào tài lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ. Lời của Người là lời của non sông đất nước, là hồn thiêng sông núi. "Trên cánh đồng miền Nam đau thương mây phủ chân trời. Khi ca lên Hồ Chí Minh, nghe lòng phơi phới niềm vui" Khi Trần Khiết Tường viết ca khúc "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" chính là lúc nhân dân miền Nam đang ra sức đánh Mỹ cứu nước. Nhân dân đang sống trong cảnh gông cùm của gót giày xâm lược, đau thương trùm phủ chân trời. Mặc dù đau thương, mặc dù sống trong cảnh chinh chiến nhưng nhân dân ta luôn giữ vững niềm tin, niềm vui vẫn hiện mãi trên môi khi "ca lên Hồ Chí Minh". Nhắc đến Bác, nghĩ về Bác lòng ta càng thêm yêu đời. "Trên xóm làng miền Nam hình Người như tiếng quân ca, giục lòng vươn cánh bay xa. Vùng lên giải phóng quê nhà là một niềm tin Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người là một niềm tin Hồ Chí Minh"
Bác Hồ - Vị lãnh tụ - người cha vĩ đại sẽ sống mãi trong mỗi trái tim Việt Nam
Bác Hồ là một vị thuyền trưởng tài ba ngày đêm "lèo lái con thuyền cách mạng" đi đến bến bờ. Hình ảnh của Người như tiếng quân ca, giục lòng người hướng về tương lai tươi với nền hòa bình cho đất nước. Nhân dân nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác vùng lên đấu tranh giải phóng quê nhà với niềm tin tất thắng. Nay bác đã mãi mãi đi xa để lại cho cháu con nghìn tiếc nuối "Bác đã lên đường theo tổ tiên. Mác- Lênin thế giới người hiền". Con cháu nguyện lòng nhớ mãi ơn Người sẽ luôn gắng sức làm theo lời Người dạy để "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" như lòng Bác mong đợi.

17 thg 5, 2008

HOA MINH DUC: Pháo hoa Sông Hàn

HOA MINH DUC: Pháo hoa Sông Hàn
http://vietnamnet.vn/

Giá đất bồi thường Q2 và Quận Thủ Đức

– UBND TP HCM vừa phê duyệt giá đất bồi thường các dự án trên địa bàn phường An Phú, quận 2 gồm : dự án xây dựng khu tái định cư, đường trục chính của Khu liên hợp Thể dục Thể thao, dự án cải tạo quỹ đất Khu liên hợp Thể dục Thể thao và dự án đường nối Liên tỉnh lộ 25 – đường Tân Lập và dự án cải tạo kênh Ba Bò trên địa bàn phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức.
Theo đó, đối với các dự án tại Khu liên hợp Thể dục Thể thao, giá đất ở mặt tiền đường Xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài gòn đến cầu Rạch Chiếc) là 15 triệu đồng/m2 và không mặt tiền đường là 10,5 triệu đồng/m2, mặt tiền đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ ngã ba Cát Lái đến ngã ba đường Lương Định Của) là 14,6 triệu đồng/m2 và không mặt tiền đường là 10,2 triệu đồng/m2.
Đối với dự án đường nối Liên tỉnh lộ 25, giá đất ở mặt tiền đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ ngã ba đường Lương Định Của đến cầu Giồng Ông Tố) là 15,7 triệu đồng/m2 và không mặt tiền đường là 11 triệu đồng/m2, mặt tiền đường Đỗ Xuân Hợp (đoạn từ cầu Năm Lý đến ngã ba Tân Lập) là 7,8 triệu đồng/m2 và không mặt tiền đường là 5,5 triệu đồng/m2.
Đối với dự án kênh Ba Bò, giá đất ở mặt tiền đường Tỉnh lộ 43 là 8,52 triệu đồng/m2, hẻm đất số 1157 đường Tỉnh lộ 43 (rộng từ 3 đến 5m) là 5,38 triệu đồng/m2, hẻm xi măng số 1056, 1079, 1113, 1127, 1175 đường Tỉnh lộ 43 (hẻm cấp 1, rộng từ 2 đến nhỏ hơn 3m) là 5,14 triệu đồng/m2, hẻm đất số 929, 1062, 1091, 1092 đường Tỉnh lộ 43 (hẻm cấp 1, rộng từ 2 đến nhỏ hơn 3m) là 4,16 triệu đồng/m2, hẻm đất không số thông ra hẻm 1157 và hẻm xi măng số 1056/9/12, 1056/2/25/27 đường Tỉnh lộ 43 (hẻm các cấp còn lại, rộng từ 3 đến 5m) là 4,4 triệu đồng/m2, hẻm cống – nhánh rẽ của dự án đi từ Tỉnh lộ 43 (hẻm xi măng cấp 1, rộng dưới 2m) là 3,91 triệu đồng/m2, hẻm không số thông ra hẻm 1092 đường Tỉnh lộ 43 (hẻm đất các cấp còn lại rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m), hẻm số 1099 và hẻm dọc bờ kênh đường Tỉnh lộ 43 (hẻm xi măng các cấp còn lại, rộng dưới 2m) là 3,42 triệu đồng/m2, mặt tiền đường Ngô Chí Quốc là 5,87 triệu đồng/m2, hẻm không số đường Ngô Chí Quốc (hẻm cấp 1, rộng từ 2 đến nhỏ hơn 3m) là 3,51 triệu đồng/m2 và hẻm số 108 đường Ngô Chí Quốc (hẻm đất cấp 1, rộng dưới 2m) là 2,11 triệu đồng/m2.
Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí mặt tiền của các dự án nói trên là 300.000 đồng/m2 và không mặt tiền là 200.000 đồng/m2, giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trị mặt tiền là 375.000 đồng/m2 và không mặt tiền là 250.000 đồng/m2.

HOA MINH DUC: hội thi

HOA MINH DUC: hội thi
http://photobucket.com/?special_track=nav_logo

hội thi

hoaminhduc

ảnh lưu niệm hội thi

Photobucket Album

CÔNG BỐ KẾT QUẢ BẦU CỬ BCH HỘI NÔNG DÂN TPHCM KHOÁ VIII 2008-2013

Đ/c Lê thị Thanh Vân bao cáo kết quả kiểm phiếu bầu BCH Hộội nông dân TPHCM khoá VIII 2008-2013. kết quả có 35/37 đ/c trúng cử vào BCH. Ban chấp hành đã tiến hàh họp phiên họp thứ nhất và bầu ra Ban thường vụ gồm 11đ/cúng
1- Nguyễn văn Rảnh
2- Nguễn văn Phụng
3- Nguyễn văn Hoà
4- Lê thị Huệ
5- Dương Minh Quang
6- Dương văn Nhân
7- Trần văn Hưng
8- Lê Thanh Phong
9- Trần Trường Sơn
10- Nguễn Phước Trung
11- Phạm thị Lan

chao mừng đại hội đại biểu Hội nông dân TPHCM lần thứ VIII nhiệm kỳ 2008-20013



Trong 2 ngày 05 và 06-5, chương trình đại hội gồm có: Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VII (2003-2008), phương hướng nhiệm kỳ VIII (2008-2013); bầu Ban chấp hành khóa VIII; bầu đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu cấp trên, thông qua nghị quyết đại hội; đóng góp ý kiến cho dự thảo báo cáo Đại hội V và sửa đổi điều lệ của Hội Nông dân Việt Nam.

XEM CAC SAO QUẦN VỢT THẾ GIỚI