30 thg 6, 2012

Đào tạo trực tuyến: Thách thức mới cho giáo dục Mỹ


-  Nhu cầu học đại học ngày càng cao trong khi nhu cầu này không thể đáp ứng được qua việc xây thêm nhiều trường đại học. Những chương trình giảng dạy trực tuyến như edX liệu sẽ mang lại lợi ích và thách thức gì với nền giáo dục thế giới?

Dự án thay đổi giáo dục đại học thế giới?
Mùa thu này, hơn một triệu sinh viên sẽ tham dự vào một cuộc thử nghiệm có thể làm thay đổi nền giáo dục đại học thế giới khi tham gia vào dự án đào tạo trực tuyến do ĐH Harvar và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tổ chức.
Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố hợp tác xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến với trị giá đầu tư 60 triệu USD có tên edX nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên trên khắp thế giới hơn với một tham vọng hết sức khiêm tốn "cách mạng giáo dục toàn cầu". Dự án "edX" sẽ mở ra các khóa học tương tác trực tuyến, giúp bất kỳ ai, dù ở bất kỳ đâu trên khắp thế giới đều có thể tham gia học mà không cần yêu cầu nhập học và đặc biệt là không mất học phí tại thời điểm này.
Chủ tịch đầu tiên của edX là Anant Agarwal, GĐ Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính của MIT và là một trong những người khởi xướng mô hình học trực tuyến MITx. Mô hình MITx tại MIT đã thử nghiệm một khóa học điện tử sử dụng phòng thí nghiệm ảo tương tác, với sách điện tử, thảo luận trực tuyến và bài giảng video. Khóa học trực tuyến đầu tiên của MITx đầu năm nay đã thu hút được nhiều sinh viên hơn cả tổng số lượng sinh viên vừa tốt nghiệp MIT năm trước. Con số đó xấp xỉ tổng số sinh viên học tại MIT từ thế kỷ 19.
GS. Agarwal ước tính các khóa học của edX được công bố vào kỳ học mùa thu này sẽ thu hút ít nhất 500.000 sinh viên và có thể còn hơn thế. Dự kiến, khóa học sẽ diễn ra 10 giờ/ tuần và kết quả học được đánh giá hoàn toàn tự động.
Những chương trình giảng dạy trực tuyến như edX sẽ mang lại nhiều lợi ích và cả thách thức với thị trường giáo dục đại học thế giới.
Thách thức danh tiếng
Internet tạo ra khả năng vô song trong việc mở rộng cơ hội học tập, nhưng nó mở đưa ra nhiều thách thức với mô hình học tập truyền thống tại các trường đại học.
Mang đến cơ hội học tập trực tuyến cho người học cũng tạo ra một thách thức thực tế rất lớn và edX chính là phòng thí nghiệm để đánh giá mô hình đào tạo trực tuyến có thể phát triển theo hướng nào.
Michaedl Smith, Trưởng khoa Nghệ thuật và Khoa học ĐH Harvard mô tả đó là "cơ hội nghiên cứu vô cùng quan trọng". "Nhờ edX, chúng tôi sẽ thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ, để xem các sinh viên tương tác với các khóa trực tuyến học và các công cụ học tập cũng như phương tiện đánh giá kết quả trực tuyến ra sao".
"Con người tương tác và nhận thông tin theo những cách thức mới so với vài năm trước. Các trường ĐH như Harvard cần một không gian trong đó". Dự án edX mang lại lợi ích cho cả hai trường và việc thu lại vốn sẽ không còn là yêu cầu bức thiết.
Tuy nhiên, GS. Daphne Koller, đồng sáng lập Coursera cho rằng, việc mở rộng các khóa học trực tuyến sẽ làm dấy lên câu hỏi về việc các trường đại học thật sẽ mang lại điều gì khác biệt với mức học phí cao đến vậy (xấp xỉ 50.000 USD/năm)? Bởi vì nếu nội dung các khóa học tại các trường đại học luôn có sẵn trên mạng, thì sinh viên của các trường đó phải trả tiền cho cái gì? Tương tác với giáo sư, giảng viên? Hay được học cùng bạn bè? Hay có gì khác biệt đưa vào CV?
"Điều này buộc các trường đại học nghĩ lại về giá trị của họ đối với sinh viên", GS Koller thuộc khoa Khoa học máy tính, ĐH Stanford nhấn mạnh.
Tại Mỹ, rất nhiều sinh viên đã tham gia các khóa học trực tuyến có thu phí - mô hình đào tạo nhằm vào những sinh viên không có đủ khả năng tài chính chi trả cuộc sống và học tập tại trường. Cho đến nay, những chương trình học trực tuyến vẫn luôn là đối trọng với chương trình học tập thực tế tại trường.
Vì sao bạn phải trả học phí cao để ngồi dự những bài giảng tầm thường trong khi bạn có thể lên mạng và xem những bài giảng của các giáo sư hàng đầu thế giới tại một trường đại học khác, thậm chí tại một quốc gia khác?
Những trường đại học uy tín nhất vẫn sẽ luôn nhận được đầy ắp đơn xin học, nhưng sự nổi lên của các khóa học trực tuyến chất lượng cao cũng có thể sẽ là khó khăn lớn cho các trường ở top trung.
Thách thức tài chính
Mô hình như edX không phải là mới. Với nguồn lực sẵn có tại Thung lũng Silicon, ĐH Stanford cũng đã thành lập mô hình học trực tuyến có tên Coursera, cung cấp các khóa học từ ĐH Stanford, Princeton và các trường ĐH hàng đầu nước Mỹ khác.
Open University (Đại học mở) của Vương quốc Anh mới là nơi tiên phong cho mô hình đào tạo từ xa. Mô hình Coursera của Stanford mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Bước đầu của dự án, Coursera đã thu hút sinh viên từ 190 quốc gia. Bên ngoài nước Mỹ, chủ yếu là các sinh viên Anh, Brazil, Nga, Ấn Độ tham gia đăng ký học.
GS Koller cho rằng, Coursera sẽ tiếp tục chia sẻ miễn phí nội dung bên cạnh sự hỗ trợ của các công ty tại Thung lũng Silicon như Google. Với một lượng lớn lên đến 60.000 sinh viên luôn đầy ắp nhiệt tình với kỹ năng làm việc cao, vẫn có nhiều cơ hội và hợp tác để mang lại lợi nhuận.
Những dự án đào tạo trực tuyến như edX cũng sẽ nhắm vào nhu cầu theo học đại học của sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng cao. "Đây là ảnh hưởng dân chủ hóa thực sự, và sẽ tạo ra thay đổi lớn. Nó sẽ khai thác những tài nguyên năng chưa được sử dụng tới", GS Koller nhấn mạnh. "Công nghệ, kỹ thuật sẽ được áp dụng vào những chỗ khả thi. Chúng ta không nên để xã hội bị phân tầng bởi những người có khả năng tiếp cận giáo dục".
Đầu tuần trước, Quỹ Bill and Melinda Gates công bố sẽ tài trợ 1 triệu USD cho MIT để edX hợp tác với những trường đại học khác, hướng đến những sinh viên nghèo. Ý tưởng này sẽ mang những nguồn lực chất lượng cao đến những nơi thực sự cần nhất.
Sự tham gia của những trường đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, MIT cũng đưa chính các trường này vào trung tâm của cuộc chơi. Đào tạo trực tuyến thể hiện sự phát triển của giáo dục song song với sự phát triển của công nghệ với những thiết bị điện tử và video trực tuyến chất lượng cao như iPad và smartphone. Trên hệ thống iTunes U cũng đã có một nguồn dữ liệu học tập rất dồi dào và miễn phí ngày càng được cấu trúc khoa học, chính quy hơn.
Tuy nhiên, vẫn có những cảnh báo về việc đánh giá chưa đúng những thách thức mà mô hình đào tạo trực tuyến mang lại.
William Dutton, GS nghiên cứu Internet tại Học viện Internet Oxford, ĐH Oxford cho rằng các trường đại học vẫn kiên trì thử nghiệm mô hình dạy - học trực tuyến trong cả thập kỷ qua, "nhưng vẫn chưa đâu vào đâu". "Dạy trực tuyến khó hơn nhiều so với dạy trực tiếp trên lớp", GS Dutton khẳng định.
Quả là rất tốt khi những trường đại học lớn như MIT hay Harvard đưa vai ra cùng gánh vác trọng trách này, nhưng đến nay vẫn chưa có ai tìm ra mô hình khai thác Internet phục vụ một khóa học cấp bằng đại học.
GS Dutton cũng cảnh báo, Harvard và MIT là hai đại trường đại học cực kỳ mạnh về tài chính. Không phải trường nào cũng có khả năng đầu tư cho một mô hình như edX như Harvard và MIT đang làm.
Ý tưởng về việc học tập cởi mở, tự do cũng có "mục đích đạo đức", bà Anka Mulder, Hiệu trưởng Đại học Delft (Hà Lan), Chủ tịch OpenCourseWare Group, tổ chức chuyên cung cấp các tài liệu học tập trực tuyến miễn phí, cho biết.
Nhu cầu học tập ở bậc đại học ngày càng cao, cả ở các nước phát triển và đang phát triển trong khi nhu cầu này không thể đáp ứng được qua việc xây thêm nhiều trường đại học. Bà cũng cho rằng định kiến về việc liệu các khóa học có thể được giảng dạy trực tuyến hiệu quả, và lo ngại thiếu tính tương tác trong học tập trực tuyến cũng đang dần được thay đổi qua việc thay đổi thói quen xã hội.
Thảo luận và chia sẻ trực tuyến không còn là điều chỉ có trong tưởng tượng. "Với thế hệ trẻ, khoảng cách trên mạng với đời thực đang bị xóa nhòa", bà Mulder khẳng định. Trong 5 năm tới, bằng cách này hay cách khác, hầu hết các trường đại học sẽ tham gia hợp tác trong việc giảng dạy trực tuyến.
Bảo Linh (Theo BBC)

I love Ana Invanovic


Toàn cảnh sân thi đấu số 1 do Ana Ivanovic và JULIA GOERGES người Đức thi đấu kết quả Ana Invanovic thắng 2-1 (3-6; 6-3; 6-4)

 Ana Invanovic 25 tuổi, người Serbia đã liên tiếp thắng 3 trận tương đối khó khăn bước vào vòng 4, khả năng sẽ gặp Azarenka cây vợt số 2 thế giới. Xin chúc Ana sẽ vượt qua vào tranh tứ kết, bán kết và hơn thế nữa là chung kết...ok!





Nhạc Khúc hát ân tình hay Qua cầu gió bay

Đây là bài dân ca hay nhất mà mình rất thích mời các bạn cùng thưởng thức, khi nghe xong bạn có thể nghe thêm bài khúc hát ân tình cũng rất hay và dễ thương nghe rất Việt nam

27 thg 6, 2012

Những điều "không nên" khi uống nước


1. Nước vừa đun sôi uống luôn
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Khi đun nước, bạn nên chú ý 3 điều: Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun; nước sắp sôi thì mở nắp ra; cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là nước sôi "chính hiệu" bạn ạ.
 
2. Không bao giờ rửa bình lọc nước
Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.
Lời khuyên của các chuyên gia là tốt nhất bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.
 
3. Uống nước đun lại nhiều lần
Ngày nay, các gia đình dùng nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia đình do đun nước sôi, nhưng uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục đun sôi để uống tiếp mà không hề biết rằng, nước đun sôi lại mấy lần đặc biệt không nên uống.
 
4. Thích dùng nước đóng chai
Nước đóng chai khá thuận tiên, mở nắp là có thể uống, nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời.
Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.
 
5. Đợi khát mới uống
Đợi đến khi khát khô cổ họng mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.
 
6. Uống nước có ga thay nước
Nước trắng không có vị, chi bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình tốn tiền mua bệnh vào người.
Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp. Như người bị táo bón nên uống nước mật ong hoặc nước ép rau quả, đểthúc đẩy nhu động ruột; còn người bị dạ dày, lạnh bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả, nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng chẳng hạn…
 
7. Ngủ dậy không uống nước, đến già mới hối hận
Buổi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước buổi sáng có ý nghĩa "cứu mạng" rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý.
Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.
 
8. Ăn mặn xong không uống nước ngay
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có đường, bởi thành phần đường cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó có trên 90% là nước.
 
9. Trước khi đi ngủ không uống nước
Trước khi ngủ không cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Cho đi chính là nhận lại


Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới
Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.
Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm.
Nó hồi hộp hỏi: "Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"
Cô gái trẻ nghĩ: " Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!"
Thế là cô gái sẵng giọng: "Không có!"
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: "Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!"
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: "Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."

Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
Bởi... CHO đi chính là NHẬN lại!

NOBEL Thiên Văn Học 2012 Về tay nữ giáo sư gốc Việt, cô Lưu Lệ Hằng


NOBEL Thiên Văn Học 2012
Về tay nữ giáo sư gốc Việt, cô Lưu Lệ Hằng
– Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.

Giáo sư Jane Luu (Lưu Lệ Hằng), Đại học UCLA (California – Los Angeles), Hoa Kỳ đã đạt giải Shaw với công trình khám phá ra các vật thể ngoài Hải Vương tinh (TNOs) – những kho báu khảo cổ giúp chúng ta quay ngược thời gian về lúc hình thành nên hệ Mặt trời và nguồn gốc của các sao chổi chu kỳ ngắn. Giải Shaw danh giá được ví như là "Giải Nobel của châu Á", được bắt đầu trao tặng từ năm 2004. Giải trao cho các thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất trong các lĩnh vực: thiên văn học, khoa học sự sống và y học, toán học. Điểm đặc biệt là giải chỉ được trao cho các nhà khoa học còn sống (cho đến lúc ra quyết định) giống như Giải Nobel. Giải Shaw mỗi năm gồm 3 triệu đô la Mỹ, chia đều cho ba lĩnh vực khoa học được xét thưởng. Ngài Run Run Shaw, ông trùm truyền thông Hồng Kông năm nay 105 tuổi là người bảo trợ cho giải thưởng này.  Nữ chủ nhân của "Giải Nobel Thiên văn học" thế giớiTrước đó, vào tháng 3 vừa qua, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli cũng đã công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa học tiên phong thuộc ba lĩnh vực nghiên cứu hiện đại: vật lý thiên văn học (astrophysics), khoa học nano (nanoscience) và thần kinh học (neuroscience). Giáo sư Lưu Lệ Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ nhân của giải Kavli thiên văn học năm nay. Giải Kavli được khởi xướng từ năm 2008 bởi nhà khoa học người Na Uy Fred Kavli và Quỹ Kavli của ông. Một hội đồng chuyên gia quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới sẽ lựa chọn và hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu đoạt giải. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu sẽ có 1 triệu đô la Mỹ tiền thưởng, chia đều cho các đồng chủ nhân giải thưởng. Giải Kavli Thiên văn học được mệnh danh là "Giải Nobel Thiên văn học" của thế giới. Giải thưởng Thiên văn học 2012 được trao cho công trình khám phá ra vành đai Kuiper của ba nhà thiên văn học: David C. Jewitt, Đại học California - Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ; Jane  Lưu (Lưu Lệ Hằng), Phòng thí nghiệm Lincoln, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ; và Michael E. Brown, Viện Công nghệ California (Caltech). Giải Kavli Thiên văn học 2012 ghi nhận công trình khám phá ra vành đai Kuiper và những vật thể lớn nhất của nó. Công trình này sẽ giúp ta có những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hệ Mặt trời. Một điều đáng chú ý là năm nay, "nóc nhà công nghệ của thế giới" MIT có tới ba nhà khoa học nữ đoạt giải ở tất cả lĩnh vực nghiên cứu.
 
Nhà thiên văn nữ gốc Việt Lưu Lệ Hằng (giữa) - đồng chủ nhân của giải Kavli Thiên văn học 2012 Ảnh: KavliPrize
Trích:
Bài viết của GS Đàm Thanh Sơn trên blog của ông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về công trình của GS Lưu Lệ Hằng và cộng sự:

Giả thuyết rằng hệ mặt trời không kết thúc ở Pluto (Diêm vương tinh – NV) mà ngay rìa của hệ mặt trời còn có một vành đai các tiểu hành tinh được Edgeworth và Kuiper đưa ra khoảng những năm 1943-1951. (Trung tá quân đội Anh Edgeworth là một nhân vật khá thú vị, đã viết 4 cuốn sách về kinh tế học với những đầu đề như Unemployment Can Be Cured, và chỉ bắt đầu nghiên cứu kinh tế học và thiên văn học sau khi về hưu.) Chỉ đến năm 1992, vật thể đầu tiên trong vành đai này mới được tìm ra bởi David Jewitt và Jane Luu. Michael Brown, lúc đó là nghiên cứu sinh ở Berkeley, kể lại như sau trong cuốn How I Killed Pluto and Why It Had It Coming (tạm dịch Tôi đã khai tử Diêm vương tinh như thế nào – NV):

“One afternoon, as on many times previous, after spending too much time staring at data on my computer screen and reading technical papers in dense journals and writing down thoughts and ideas in my black bound notebooks, I opened the door of my little graduate student office on the roof of the astronomy building, stepped into the enclosed rooftop courtyard, and climbed the metal stairs that went to the very top of the roof to an open balcony. As I stared at the San Francisco Bay laid out in front of me, trying to pull my head back down to the earth by watching the boats blowing across the water, Jane Luu, a friend and researcher in the astronomy department who had an office across the rooftop courtyard, clunked up the metal stairs and looked out across the water in the same direction I was staring. Softly and conspiratorially she said, “Nobody knows it yet, but we just found the Kuiper belt.”

I could tell that she knew she was onto something big, could sense her excitement, and I was flattered that here she was telling me this astounding information that no one else knew.

“Wow,” I said. “What’s the Kuiper belt?”

It’s funny today to think that I had no idea what she was talking about…”
 
Vành đai Kuiper – tranh của Don Dixon


Michael Brown sau này tìm thêm nhiều vật thể trong vành đai Kuiper, trong đó có vật thể còn to hơn Pluto. Sự tìm ra hàng loạt các vật thể mới dẫn đến việc Pluto không còn được coi là hành tinh nữa.

Người ta nghĩ là các sao chổi có chu kỳ nhỏ (< 200 năm) có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn các sao chổi có chu kỳ cao hơn có nguồi gốc từ một cái gọi là đám mây Oort (Oort Cloud – NV) xa mặt trời hơn nhiều (gấp 1000 lần vành đai Kuiper). Đám mây Oort tới nay vẫn còn là giả thuyết.
Công trình lịch sử của thiên văn học hiện đại Bên ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh là vành đai Kuiper (Kuiper Belt hay còn được biết đến với cái tên vành đai Edgeworth – Kuiper). Đây là một dĩa gồm hơn 70 ngàn vật thể nhỏ cấu thành bởi đá và băng, có đường kính trên 100km và quay xung quanh Mặt trời. Giải Kavli Thiên văn học 2012 vinh danh hai nhà thiên văn đã khám phá ra vành đai Kuiper là GS David Jewitt và GS Lưu Lệ Hằng; cùng với một nhà khoa học khác – GS Michael Brown đã khám phá ra rất nhiều vật thể lớn trong vành đai này. Khám phá của các nhà thiên văn học này là kết quả của những chiến dịch quan sát tinh tế nhằm tìm ra những phân loại mới cho các vật thể ở xa (hơn các hành tinh) trong hệ Mặt trời. Nghiên cứu của họ đòi hỏi những thủ thuật đầy sáng tạo, sự kiên trì không mệt mỏi và một sự cởi mở đón chào những điều không như mong đợi.
 

Các vật thể trong vành đai Kuiper (Kuiper Belt Objects) là những tàn tích vật chất nguyên sơ của thời kỳ đầu hình thành hệ Mặt trời, khi khí, bụi và băng đá trong vũ trụ bồi tụ nên những hành tinh khí khổng lồ (Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh). Mặc dù những gã khổng lồ này quét sạch toàn bộ vật chất ban đầu ở xung quanh chúng nhưng người ta nghĩ rằng vành đai Kuiper nằm khá xa quỹ đạo của những hành tinh khổng lồ và ẩn chứa những tàn tích hoá thạch sau quá trình hình thành các hành tinh. Do đó, thành phần cấu tạo và đặc điểm quỹ đạo của chúng cung cấp những bằng chứng độc nhất vô nhị về các giai đoạn tiên khởi của hệ Mặt trời. Michael Brown đã thiết kế nên và bổ sung vào đề tài Khảo sát các vùng rộng lớn (tạm dịch từ Caltech Wide-Area Survey – NV) – công trình quan sát một vùng rộng đến 20 ngàn độ vuông mặt phẳng của hệ Mặt trời. Ông đã tối ưu hoá đề tài này để tìm kiếm các vật thể có khối lượng lớn nhất trong vành đai Kuiper. GS Brown cũng đã khám phá ra Quaoar (năm 2002), Makemake (2005), Eris (2005) và rất nhiều vật thể lớn khác trong vành đai Kuiper. Điều này minh chứng rằng Diêm vương tinh không đơn độc, nó là một trong số những đối tượng ông tìm kiếm. Nhờ các vật thể lớn nhất của vành đai này cũng là một trong những vật thể sáng nhất nên người ta có thể dùng quang phổ kế để định lượng thành phần cấu tạo nên bề mặt của chúng. Một khám phá không kém phần quan trọng khác của GS Brown là hành tinh lùn Sedna. Mất 10 ngàn năm quay quanh Mặt trời, Sedna có một quỹ đạo bị kéo dài và thuôn nhọn ở hai đầu. Điểm cực cận của Sedna với mặt trời bằng khoảng 76 đơn vị thiên văn AU (tức bằng 76 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời) và rộng hơn gấp đôi quỹ đạo của Hải vương tinh. Đã có tranh luận sôi nổi về nguồn gốc của Sedna và hai giải thuyết thú vị được đưa ra là quỹ đạo của Sedna có thể đã bị kéo giãn ra bởi một ngôi sao xẹt ngang hoặc nó có thể đã bị hệ Mặt trời của chúng ta “bắt cóc” từ một hệ mặt trời khác.
 

Hình vẽ đầu tiên cho chúng ta thấy quỹ đạo của các hành tinh rắn thuộc hệ Mặt trời (trong đó có Trái đất) và vành đai tiểu hành tinh nẳm giữa Hoả tinh và Mộc tinh. Trong hình thứ hai, ta có thể thấy Sedna nằm ngoài quỹ đạo của các hành tinh khí và các vật thể trong vành đai Kuiper. Toàn bộ quỹ đạo của Sedna được minh hoạ trong hình thứ ba với tỉ lệ tương ứng thực tế cùng vị trí hiện tại của nó. Sedna đang ở gần điểm cực cận với Mặt trời và quỹ đạo 11,400 năm của nó quanh Mặt trời sẽ còn đưa nó đi xa hơn nhiều. Hình cuối cùng cho ta cái nhìn xa nhất có thể về một quỹ đạo hình bầu dục, nằm gọn trong cái mà chúng ta đã từng nghĩ là rìa phía trong của đám mây Oort. Đám mây Oort là một tập hợp hình cầu của các vật thể băng giá, nằm ở vùng giới hạn xa nhất lực hấp dẫn của Mặt trời. Hai giải thưởng hàng đầu thế giới về thiên văn học năm 2012 cùng trao cho một đề tài về vành đai Kuiper hay rộng hơn là các vật thể ngoài Hải Vương tinh đã tái khẳng định nghị quyết của Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) đưa ra vào 2006, trong đó đưa ra 3 điều kiện rõ ràng cho khái niệm “hành tinh” và từ đó “giáng cấp” Diêm vương tinh xuống thành một hành tinh lùn. Đây cũng là đòn quyết định làm tiêu tan những hy vọng mong manh cuối cùng của luồng ý kiến phản đối nghị quyết năm 2006 của IAU. Có lẽ những ai phản ứng với việc “giáng cấp” Diêm vương tinh sẽ phải cất cái tên “Diêm Vương tinh – một trong 9 hành tinh của hệ Mặt trời” vào kỷ niệm. Dù vậy, Diêm vương tinh chắc sẽ không buồn tí nào vì gia đình “hành tinh lùn” mới toe của nó đã có tới 5 thành viên và chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới.
Trích:
 


Giáo sư Lưu Lệ Hằng, tên nhập quốc tịch Hoa Kỳ là Jane Luu, sinh năm 1963 và sang Mỹ từ năm 1975. Cô học trò  Việt sau đó giành được học bổng ngành vật lý tại Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1984, cô tân cử nhân đã dành mùa hè thảnh thơi của mình để bắt đầu học lên cao học tại Đại học UC California – Berkeley, cùng lúc đó cô làm việc cho Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) ở Pasadena. Thích thú trước những bức tường treo đầy hình ảnh các hành tinh do tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, Lưu Lệ Hằng quyết định theo đuổi ngành thiên thể học. Sau khi hoàn thành cao học tại Berkeley, cô lấy bằng tiến sĩ ở MIT. Trong thời gian ở MIT, cô cùng với nghiên cứu sinh David Jewitt làm đề tài Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài hệ Mặt trời.

Sau đó Lưu Lệ Hằng giảng dạy tại Đại học Harvard rồi chuyển sang Đại học Leiden ở Hà Lan. Khi quay về Mỹ, cô tạm xả hơi chuyên ngành thiên văn quan sát của mình và công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT cho đến nay. Cô hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1991, Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã trao giải Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho cô. Để ghi nhận công lao của cô trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên cô đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu. Năm nay – 2012 quả là năm của người phụ nữ Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới.

Năm 1996, nhà báo khoa học Marcia Bartusiak đã viết về 
hành trình tuyệt vời của GS Lưu Lệ Hằng khi cô còn giảng dạy tại Đại học Harvard. Vì sao lại là "hành trình tuyệt vời"? Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô là Học giả sau tiến sĩ Hubble (Hubble Postdoctoral Fellowship) - phần thưởng danh giá nhất cho các nhà nghiên cứu trẻ trình độ sau tiến sĩ. 

Đi Du Lịch Nhật Bản


Khách sạn và thức ăn Nhật
 Khi đi tour du lịch, bất cứ là ở đâu, bạn sẽ được hướng dẫn đi nhiều nơi và đôi khi bạn phải đổi khách sạn mỗi ngày.
   Cho dù là khách sạn 3 sao hay 5 sao thì bạn cũng sẽ không thấy khác biệt bao nhiêu, bởi vì sáng sớm là bạn đã lên xe buýt đi ngoạn cảnh và buổi chiều trở về thì bạn chỉ có thì giờ tắm rửa, ăn tối, xem TV hay lên internet một chút là phải đi ngủ để chuẩn bị cho cuộc hành trình ngày hôm sau.
  Tuy nhiên trong chuyến đi Nhật Bản, có một khách sạn “ấn tượng” nhất đối với tôi, đó là khách sạn Koyo Biwako, nằm trên bờ hồ Biwa. Đây là một khách sạn thiết kế và phục vụ theo kiểu Nhật Bản.
  
<br/><a href="http://oi43.tinypic.com/11j3l06.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Khách sạn Koyo Biwako
 
<br/><a href="http://oi43.tinypic.com/11ih6ba.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Từ khách sạn nhìn ra hồ Biwa
 
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/v49lld.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Bên trong khách sạn
  Ngay khi đoàn du lịch của tôi tới nơi thì nhân viên của khách sạn Koyo Biwako, mặc kimono, đã đứng ngoài cửa để chào đón.  Mọi người được mời vào phòng uống trà, mỗi người ngồi vào một bàn nhỏ và nhân viên mang bánh ngọt, và trà xanh cho khách giải khát.
 
 <br/><a href="http://oi44.tinypic.com/xoqq8w.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Nhân viên khách sạn chào đón khách
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/2ljj506.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Trà xanh và bánh ngọt
  Phòng trọ trong khách sạn được bày trí đơn giản kiểu Nhật. Sàn nhà lót đệm tatami.  Buổi tối nhân viên của khách sạn sẽ trải “giường” (futon) cho khách.  Buổi sáng sẽ cuốn lại cất vào tủ.
  
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/1621z4x.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
 
 Mỗi người khách được đưa cho một áo kimono và một áo khoát để mặc.  Bạn có thể mặc áo này đi lại trong khách sạn.
 <br/><a href="http://oi41.tinypic.com/30rqo0w.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Môt người Việt, quốc tịch Úc, mặc đồ Nhật
  Trong bửa ăn tối, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn Nhật chính gốc (gồm 8 món, tính luôn tráng miệng) với sự phục vụ của nhân viên của khách sạn. Bạn sẽ thấy các món ăn được bày trí tỉ mỉ và mỹ thuật trên những dĩa, chén, chung… đếm mệt nghỉ luôn.
  
<br/><a href="http://oi42.tinypic.com/33u79rt.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Bữa ăn tối
 
 Xin được giới thiệu các món ăn cùng bạn.
 Đầu tiên là món khai vị gồm đậu hủ, trứng cá hồi, wasabi, rong biển kombu, cá bonito khô thái mỏng, một loại hoa vàng (rape blossom) luộc sơ, ép lại với tương hột cải và mè trắng, và nhím biển thái mỏng.
 
 <br/><a href="http://oi44.tinypic.com/14cwg2u.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Món khai vị
  
Kế đến là món cá sống sắt lát, mực sống và tôm sống. 
 Món thứ ba là món trứng chưn với sốt kudzu.
 Món thứ tư là món cá ướp sốt miso nuớng với củ cải bào và gừng, ốc luộc với nước tương, rượu sake và đường, và chả gà với bông cải xanh, củ sen chua.
 
<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/2q0505g.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Món thứ tư:  cá, ốc và chả gà
 
 
 Tới món thứ tư này thì mấy người Úc ngồi cạnh tôi bắt đầu đưa mắt “nhìn trời hiu quạnh” rồi.  Một cô gái Úc dùng nỉa kéo con ốc trong vỏ ra và nói “yuk!” (khiếp!).  Tôi thì can đảm hơn bỏ con ốc vào miệng nhai…  trời ơi sao mà nó nhạt nhẻo thế!  Người Việt mình ăn ốc thì cũng xào dừa hay ít ra cũng có nước mắm me để chấm cho đậm đà chứ!
Món thứ năm là món măng hầm nước tương tosa, đậu hủ chiên cuốn với bột khoai ép lát, và vịt om với rượu đỏ và bánh bột mì khô. Oh là la… con lạc đà!  Chỉ có một lát thịt vịt trong món này thôi!  Không đọc thực đơn thì cũng khống biết là có!
  
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/20fckug.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Món thứ năm:  măng, đậu hủ, thịt vịt và bánh bột.
 
 
 
Xin bạn kiên nhẫn một tí, sắp hết rồi.
Món thứ sáu là món thịt bò với củ cải bào ngâm giấm, cải xanh và chanh.
 
<br/><a href="http://oi41.tinypic.com/182b69.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Món thứ sáu:  thịt bò
Món thứ bảy là món bún soba lạnh với gia vị!  Bạn hãy tưởng tuợng một chén bún loại dai, bên trên có mấy sợi rong biển, trộn với một loại nước tương pha loãng và ăn lạnh…
Trời ơi là trời!… Làm ơn cho tôi tô phở tái nạm gầu, pleeeeeease!!  Arigato gozaimasu, thank you very much, cám ơn nhiều!
 
<br/><a href="http://oi41.tinypic.com/15q6byc.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Món thứ bảy:  bún soba
 
Sau cùng là tráng miệng bằng một loại bánh gì đó…  Hết biết rồi……….
Sáng hôm sau cô hướng dẫn viên đòan du lịch hỏi mọi người có “enjoy last night dinner” (ăn tối có ngon miệng) hay không.  Người Úc vốn lịch sự, đa số chỉ cười cười, vài người nói “it’s interesting!” (thú vị). 
Không phải đồ ăn nào của người Nhật cũng “thanh đạm” cả, có những món ăn cũng được, chẳng hạn món mì udon, món tôm chiên tempura, cơm thịt xào và trứng, v.v.
 
 
<br/><a href="http://oi43.tinypic.com/3445t7n.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Cơm thịt heo xào
 
<br/><a href="http://oi43.tinypic.com/34sntht.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tôm chiên tempura
Món thịt bò Hida “nướng vĩ” cũng rất ngon. Thịt bò Kobe và Hida của Nhật nổi tiếng là ngon.  Mà nó ngon thật, mềm mại và thơm béo. Giá cả thì “khiêm nhường”, chỉ có 12,500yen (khoảng $156 Úc kim) một kg… mà thôi!!
Ở Tokyo tôi thấy có tiệm ăn Tàu, có MacDonald, Kentucky Fried Chicken, có Sizzler, nhưng không biết có tiệm ăn Việt Nam hay không? 
Hôm chờ máy bay về Úc tại phi trường Narita, tôi thấy một tiệm có quảng cáo bán phở gà.
 
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/3539h68.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Bản quảng cáo bán phở gà
Wow!  Buồn ngủ gặp chiếu manh!  Tôi vào tiệm gọi ngay một tô phở gà!
Phở gà “kiểu Nhật” có bỏ cả xà lách và dưa leo thái nhỏ trong đó nữa và ngon cũng cỡ phở gói ăn liền!
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/70cd5c.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tô phở gà tại phi trường Narita 
Hôm nào rãnh tôi sẽ nấu món ốc luộc kiểu Nhật và bún soba lạnh chế xì dầu cho các bạn ở Úc thưởng thức chơi... he...he...he...
 
Phần 3 - Hồ Ashi, núi Phú Sĩ và vùng cao nguyên
 
 
Rời Tokyo, đoàn du lịch của tôi hướng về làng nghỉ mát Hakone, nơi có suối nước nong và hồ Ashi.  Hồ Ashi cao hơn mặt biển 725m là thắng cảnh chính của vùng Hakone.  Diện tích của hồ là 680ha và chu vi là 21km.
Vào ngày trời tốt, bạn có thể nhìn thấy bóng của núi Phú Sĩ phản ảnh trên mặt hồ.  Du khách đến đây thường dùng thuyền để dạo quanh hồ. 
 

<br/><a href="http://oi43.tinypic.com/dep8jp.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hồ Ashi

<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/2v1b77m.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Cổng đền Shinto trên hồ
 
 
<br/><a href="http://oi41.tinypic.com/1r3cl1.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Thuyền (chở du khách) kiểu hải tặc
Nói đến nước Nhật thì không thể quên núi Phú Sĩ.  Phú Sĩ Sơn với độ cao 3,766m là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là một trong những ngọn núi hình nón đều đặn nhất thế giới.  Có nhìn tận mắt bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp uy nghi và  hùng vĩ của ngọn núi này. 
Ở chân núi Phú Sĩ có nhiều hồ, suối, rừng hoang, hang động và các loại thảo mộc vùng núi. Nơi đây bạn có thể cắm trại, đi bộ và câu cá vào mùa hè, hay trượt băng hoặc trượt tuyết vào mùa đông. 
<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/34yqmhi.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Phú Sĩ Sơn trong nắng chiều
 
<br/><a href="http://oi41.tinypic.com/eg7a6f.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>Phú Sĩ Sơn trong nắng ban mai
Rời Hakone, chúng tôi đi về vùng cao nguyên phiá bắc.  Càng lên cao, khí hậu càng lạnh, và có… tuyết! Thật là vô cùng thú vị! Trong đoàn du lịch có 3 người Úc chưa từng thấy tuyết!

<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/357oa2o.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Đường lên cao nguyên
Cảnh vật bên đường
  
Khắp nơi tuyết trắng xoá một màu. Thay vì hát “Mùa xuân sang có hoa anh đào”, có lẽ tôi nên hát  “Ngoài kia tuyết rơi đầy, anh không đến bên em chiều nay…” thì có lẽ thích hợp hơn!
 Trong vùng Hida Takayama có một ngôi làng mang tên Shirakawa-go, nằm bên dòng sông Shogawa, được cơ quan UNESCO xem là di sản thế giới (World Heritage Site).  Làng này có khoảng 200 ngôi nhà với mái thẳng đứng lợp bằng tranh, do một kiến trúc sư người Đức thiết kế. 

<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/nohnxs.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Một con đường trong làng Shirakawa-go
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/1zwersg.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Phần 2 – Hoa anh đào
 
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào
Mình nói chuyện ngày sau…..
 
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Vz02COcuiN (bấm vào đây để nghe bài hát)
 
Hẵn bạn còn nhớ nhạc phẩm Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào chứ?
 Có đến Nhật vào mùa xuân, bạn mới thật sự hiểu được tại sao người ta gọi nước Nhật là xứ anh đào. 
 Hoa đào mọc khắp nơi, trên sườn đồi, bên bờ sông, giữa thành phố, trong sân chùa, ngoài công viên…  Khắp nơi trên đất Phù tang, hàng ngàn cây anh đào đua nhau khoe sắc như chào đón du khách đến đất nước này.
  Hoa anh đào nở trên sườn đồi
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/2qa8vur.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa anh đào nở bên cầu
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/2dlkewp.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa anh đào nở giữa thành phố
 
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/bjg3e8.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa anh đào nở trong sân chùa
 
Hoa anh đào nở bên bờ sông
 Không biết đào nguyên của Lưu, Nguyễn ngày xưa ra sao, nhưng khi bước đi giữa những tàng cây rợp bóng anh đào, tôi nghĩ đào nguyên thời ấy cũng không đẹp hơn thế này. 
 Mộng dưới hoa
 
Trong các công viên, không cần là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cũng có thể chụp được những bức hình tuyệt vời bởi vì khắp nơi đều là cảnh đẹp.  Một vẻ đẹp thanh thản và tỉnh lặng. 
 <br/><a href="http://oi39.tinypic.com/2iky1l1.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Một góc trong công viên Shinjuku Gyoen, Tokyo
 
Hoa đào có nhiều màu: trắng, hồng nhạt, hồng đậm và nhiều loại: hoa đơn, hoa kép, loại cành rũ (weeping cherry blossom).
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/10r0int.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa đào trắng
Hoa đào hồng đậm
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/5otth5.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoà đào loại cành rũ 
Ngoài hoa đào thì cây cối và những loại hoa khác cũng rất đẹp.  Trong công viên tất cả những cây tùng hay những loại cây cảnh khác đều được cắt tỉa cẩn thận và mỹ thuật, tạo thành những hình dáng ẻo lã và lạ mắt.
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/vxl0ud.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa mộc lan
 
<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/orqt6g.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa màu tím (không biết tên)
 
<br/><a href="http://oi42.tinypic.com/2m4y4vp.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Cây tùng
 
Bạn hãy tưởng tượng mình đang đi trên đường, bỗng một cơn gió mạnh thổi lên, hàng ngàn cánh hoa đào bay lất phất như tuyết rơi và rụng đầy dưới chân của bạn. Bất chợt bạn sẽ có một cảm giác bâng khuâng....
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/2n9xctg.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hoa đào rơi kín mặt hồ
 
 Chuyện đời như một giấc chiêm bao mà thôi
Tìm về quá khứ thấy xuyến xao lòng tôi
Gió xuân đến bao giờ,
Ngỡ như bước chân ai qua thềm hay là mơ?
 Xin cám ơn nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của bài Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào, đã viết lên một nhạc phẩm mang âm hưởng Phù Tang vô cùng lãng mạn về hoa anh đào.
 
DU LỊCH NHẬT BẢN
Bạch Phượng
Các bạn thân mến,
 Tháng 3 năm ngoái cơn sóng thần tàn phá vùng đông bắc của Nhật Bản đã khiến cả thế giới kinh hoàng.  Nhiều quốc gia mở cuộc lạc quyên để chia sẻ phần nào nỗi bất hạnh với người dân xứ Phù Tang.
 Những tin tức, những câu chuyện về sự can đảm, kỷ luật và tự trọng của người Nhật trong cơn thiên tai đó đã khiến nhiều người cảm động và khâm phục. 
 Vừa qua, tôi có dịp sang Nhật nên xin được chia sẻ cùng các bạn một vài nét về chuyến du lịch của tôi cũng như về cái hay cái đẹp của đất nước này.
 o0o-
 
Phần 1 – Tokyo
 
Tokyo là thủ đô của nước Nhật, với dân số lên đến gần 13 triệu người, nghĩa là hơn phân nửa dân số của cả nước Úc (23 triệu người).
 
Đến Tokyo , các bạn sẽ thấy rất đông người và xe cộ qua lại nhưng bạn sẽ không có cái cảm giác của sự xô bồ xô bộn ở những thành phố đông dân tại một số nước khác.  Ngoài phố, mọi người đều hối hả và bận rộn nhưng trong một sự trật tự khó diễn tả.
 
<br/><a href="http://oi39.tinypic.com/vq2zpx.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/33z2neo.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
 
Tokyo về đêm
 
<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/dcwvw4.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Một con đường nhỏ vào buổi tối 
Theo tôi thì phụ nữ Nhật có nhiều người đẹp.  Họ có dáng người thon thả, nước da trắng, chiếc mũi dọc dừa, cặp mắt đen, rất dễ nhìn.  Ngược lại, ít thấy được một người đàn ông Nhật đẹp trai ngoài đường. Không hiểu tại sao?
Không khí tại Tokyo không bị tình trạng ô nhiễm.  Vào ngày trời tốt, từ những cao ốc bạn có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ, ở cách xa thành phố này khoảng 100 cây số
Tại phi trường Narita, bên trong cũng như bên ngoài đều có phòng dành cho những người hút thuốc.
 
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/nzn4o3.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Phòng hút thuốc bên ngoài tại phi trường Narita
 
Đa số xe hơi chạy trên đường là loại xe nhỏ, và màu sắc thì phần lớn là màu trắng, màu xám nhạt và màu đen.  Bạn sẽ thấy rất ít xe hơi với màu sắc sặc sở như màu đỏ tươi, màu vàng hay màu xanh, ngoại trừ các xe taxi và xe buýt chở hành khách.
 
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/339mzc4.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Bến xe taxi
Tại Tokyo và những nơi khác ở Nhật, bạn sẽ không thấy một kiểu (model) xe hơi Nhật nào quen thuộc ở Úc chạy trên đường. Tôi nghĩ có lẽ những kiểu xe bán ở Úc thuộc loại thiết kế dành để xuất cảng mà thôi.
 
Nói đến xe hơi, các bạn có biết công ty Toyota nổi tiếng thế giới ngày nay, trước kia vốn là một hãng sãn xuất máy dệt hay không?
 
Tiên sinh Sakichi Toyoda, người sang lập ra tập đoàn Toyota , đã chế ra máy dệt và người con trai trưởng của ông, Kiichiro Toyoda, đã từ chuyển từ việc sản xuất máy dệt sang sản xuất  xe hơi.  Phương chăm của họ là “Siêng Năng và Có Sáng Kiến” trong việc “làm ra sản phẩm”.
 
Tại thành phố Nagoya, một viện bảo tàng lịch sử của tập đoàn Toyota đã được dựng lên tại nơi mà xưa kia vốn là tổng hành dinh của hãng chế tạo máy dệt Toyoda, tiền thân của công ty xe hơi Toyota ngày nay.
  
<br/><a href="http://oi42.tinypic.com/119nn20.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
 
<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/s2wkub.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Vài hình ảnh về các loại máy dệt
  
<br/><a href="http://oi41.tinypic.com/qytnvk.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Chiếc xe Toyota đầu tiên
 
Người Nhật cũng hay dùng xe đạp để di chuyển.  Trên đường phố, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những bãi đậu xe đạp.
 
<br/><a href="http://oi42.tinypic.com/wqsb5u.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Bãi xe đạp
 
Đa số người Nhật sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại trong thành phố, chủ yếu là dùng xe lửa ngầm.  Ga xe lửa Tokyo lớn kinh khủng với chi chit ngõ ngách và tầng lầu.  Du
khách lơ ngơ như tôi mà đi một mình thì lạc là cái chắc.
 
<br/><a href="http://oi40.tinypic.com/35lb895.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Ga xe lửa Kyoto
 
Ngoài ra bạn có thể dùng xe lửa cao tốc (bullet train) hay xe buýt để đi từ thành phố này sang thành phố khác.  Từ Tokyo đến Kyoto là khoảng 500km, nều dùng xe lửa cao tốc chỉ mất khoảng 2 tiếng 20 phút.
 
<br/><a href="http://oi44.tinypic.com/1rf28z.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Xe lửa cao tốc
 
Tại Tokyo, có vô số thương xá và tiệm bán quần áo.  Tôi không biết người Nhật “nghèo” mua sắm ở đâu, chứ du khách “nghèo” như tôi thì chịu thua.  Đa số các tiệm bán quần áo và giày dép đều là đồ hiệu thứ xịn, một món hạng bét cũng phải vài trăm Úc kim trở lên.
 Cũng may người bán hàng ở Nhật vô cùng lịch sự.  Khách bước vào tiệm là họ vui vẻ chào hỏi và cho dù bạn không mua món nào khi bạn đi ra họ cũng chào và cám ơn.

XEM CAC SAO QUẦN VỢT THẾ GIỚI