28 thg 1, 2008

DOANH NGHIỆP ỦNG HỘ NÔNG DÂN NGHÈO NGOẠI THÀNH TPHCM

XUÂN NHÂN ÁI " NGŨ LONG HOÀ HIỆP"
Tối 28-1, tại Khu du lịch Văn Thánh diễn ra buổi gặp mặt thân mật đầu năm 2008 giữa lãnh đạo TPHCM với hơn 200 doanh nghiệp (DN) tiêu biểu - đại diện cho hơn 60.000 DN trên địa bàn TP. Năm 2007, cộng đồng DN đã có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của TP nói riêng và Việt Nam nói chung. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp 62,2% vào giá trị tổng sản phẩm xã hội (GDP) của TP, góp phần đưa GDP trên toàn địa bàn TP tăng 12,6%. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Đại diện các doanh nghiệp trúng đấu giá gây Quỹ Cây mùa xuân hỗ trợ nông dân nghèo thành phố xuân Mậu Tý 2008. Ảnh: THÀNH TÂM
Thay mặt UBND TP, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng, nhấn mạnh: Ngoài những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của TP, trong năm qua cộng đồng DN đã có những hoạt động xã hội, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của TP và cả nước. Thông qua Ban vận động vì người nghèo TP của UBMTTQ TPHCM, các DN đã đóng góp được 48,2 tỷ đồng để thực hiện các chương trình như cấp học bổng cho sinh viên nghèo, hỗ trợ đồng bào bị bão lũ, hỗ trợ những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tham gia vào các dự án nước sạch cho cộng đồng, Quỹ chung một tấm lòng…
Bước vào năm 2008, TPHCM sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh 9 nhóm ngành dịch vụ mang tính đột phá đã được xác định trong chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ. Phát triển thương mại trong nước theo hướng đảm bảo quan hệ cung – cầu hàng hóa thiết yếu; giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 14,2% trở lên, kim ngạch xuất khẩu tăng 15%... Phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra là GDP tăng 12,7% - 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.500 USD. Để đạt được mục tiêu này, TP mong muốn các nhà đầu tư, các DN hãy cùng TP cố gắng hết sức để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong năm 2008.
Dịp này, ông Nguyễn Văn Rảnh, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM đã kêu gọi các DN tham gia vào cuộc bán đấu giá 5 cây mai dảo ghép 12 cánh, có tên gọi “Ngũ Long hòa hợp” có tuổi đời 40 - 60 năm do nhóm nghệ nhân Huỳnh Mai trồng và thực hiện. Kết quả, 5 cây mai đã được các DN mua đấu giá với tổng số tiền là 4,35 tỷ đồng, nhằm quyên góp tiền cho “Quỹ vì người nghèo” để hỗ trợ nông dân nghèo TP năm 2008. Cụ thể, cây mai “Hoàng Long Đại Phúc”, 54 tuổi, cao 2,2m do nghệ nhân Nguyễn Văn Chiến thực hiện, được Công ty Tiến Lộc mua với giá 500 triệu đồng; cây mai “Kim long hóa hải”, 48 tuổi, cao 1,8m do nghệ nhân Lưu Hồng Việt thực hiện, được Công ty Kinh doanh Nhà Phương Nam đặt mua 650 triệu đồng; cây mai “Hồng long thiên phú”, cao 2,2m do nghệ nhân Nguyễn Văn Chiến thực hiện, được Công ty Tôn Phước Khanh mua giá 400 triệu đồng; cây “Ngọc long phi vân” cao 1,5m do nghệ nhân Lê Quang Vinh thực hiện, được Công ty Asia Phú Mỹ mua giá 300 triệu đồng và cây mai “Thanh long nhất trụ”, 50 tuổi, cao 2,5m cũng do nghệ nhân Lưu Hồng Việt thực hiện, được Công ty Tabu mua với giá 2,5 tỷ đồng.
Nhân buổi gặp mặt, có 2 DN là Công ty Tôn Phương Nam và Công ty Huy Hoàng đã đăng ký ủng hộ 4 tỷ đồng vào “Quỹ vì người nghèo” để hỗ trợ nông dân nghèo TP năm 2008.

26 thg 1, 2008

Ngu Long Hoà Hiệp

1/- Cây có tên “Thanh Long Nhaát Truï” là cây có dáng trực (quân tử) vươn thẳng lên trời cao. Chiều cao 1,8m đường kính gốc 24cm, xuất xứ từ huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, tuổi thiên nhiên là 43 năm, tuổi nghệ thuật là 7 năm, đạt giải huy chương Bạc Hội Hoa Xuân 2004 của nghệ nhân LIÊU HỒNG VIỆT, quận 4 TPHCM. Ai là chủ nhân của cây “Thanh Long Nhaát Truï” cả năm sự nghiệp thăng tiến, phát tài.
2/- Cây có tên: “Hoaøng Long Ñaïi Phuùc” là cây có dáng cận trực, chiều cao 2,2m đường kính gốc 17cm có nguồn gốc từ Chợ Lách Bến Tre. Tuổi thiên nhiên là 48 năm, tuổi nghệ thuật là 6 năm. Cây này của nghệ nhân NGUYỄN VĂN CHIẾN, Q.7 TPHCM. Ai là chủ nhân cây “Hoøang Long Ñaïi Phuùc” thì quanh năm sung túc, luôn hạnh phúc và thành đạt
3/- Cây có tên “Kim Long Quaù Haûi” là cây có dáng trực, chiều cao 1,5 m, đường kính gốc 24cm có nguồn gốc từ Campuchia được đem về Việt Nam chế tác, tạo dáng từ năm 1999, tuổi thiên nhiên là 40 năm, tuổi nghệ thuật là 7 năm. Cây này của nghệ nhân LIÊU HỒNG VIỆT quận 4 TPHCM. Ai là chủ nhân cây “Kim Long Quaù Haûi” thì tiền vô như nước, luôn được đi giao lưu bạn bè khắp năm châu bốn bể trong thời hội nhập
4/- Cây có tên “Ngọc Long Phi Vaân” là cây có dáng bay, chiều ngang dài 1,5m, dường kính gốc 1,5m; có nguồn gốc từ Bến Tre, được bán cho nhiều nghệ nhân của TpHCM. Đặc biệt cây mai này được trồng trong chậu cổ, đã được Huy Chương Vàng tại Hội Hoa Xuân 2004. Cây này của nghệ nhân LÊ QUANG VINH, quận Gò Vấp, TPHCM. Ai là chủ nhân cây “Ngọc Long Phi Vaân” lúc nào sự nghiệp cũng thành công, cả đời may mắn
5/- Cây có tên “Hồng Long Thieân Phuù” là cây có dáng cận trực (quân tử), có nguồn gốc từ Chợ Lách Bến Tre, chiều cao 2,2m. Tuổi thiên nhiên là 65 năm, tuổi nghệ thuật là 8 năm. Cây này của nghệ nhân NGUYỄN VĂN CHIẾN Q7, TpHCM. Ai là chủ nhân cây “Hồng Long Thieân Phuù” thì quanh năm vinh hoa phú quí, tài lộc không mời mà đến.
Lai tạo hai giống thỏ mới
08/10/2007
Những kinh nghiem nhà nông
(Ảnh: KHKTNN)
Ông Nguyễn Hoàng Tố, trại thỏ Vương Tiến (Củ Chi, TP HCM) vừa gây ngạc nhiên cho giới nuôi thỏ khi giới thiệu hai giống thỏ hoàn toàn mới được lai tạo từ giống Việt Nam và của Pháp.
Hai giống mới này tỏ ra khá ưu việt so với thỏ Việt Nam và cả thỏ nhập ngoại.
Giống thỏ mới (2005 VNGB và 2006 VNGBF) lớn hơn so với thỏ Việt Nam thuần chủng, thích nghi hơn với điều kiện khí hậu Việt Nam. Vì thế, các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp mà các giống thỏ nhập ngoại mắc phải thì loài thỏ lai này hoàn toàn tránh được.
Để tạo được hai giống lai nói trên, ông Tố đã phải cho lai đến 5 loài thỏ. Lúc đầu, ông cho lai thỏ Việt Nam và thỏ bướm (Pháp); thỏ vằn hung (Pháp) và thỏ Việt Nam. Sau khi thuần dưỡng hai loài thỏ lai được, ông Tố tiếp tục cho lai với nhau để tạo nên giống thỏ 2005 VNGB.
Tuy nhiên, theo ông Tố, loài thỏ này ngoài những cái được như: hình dáng đẹp (đầu nhỏ, nửa thân sau to, đùi to, lông mượt...), thích nghi với khí hậu thì vẫn còn nhược điểm là khá nhỏ so với thỏ nhập ngoại (đạt 5-6 kg). Vì thế, ông Tố tiếp tục thuần dưỡng và cho lai tạo với thỏ khổng lồ Pháp, cho ra đời loài thỏ 2006-VNGBF, đạt trọng lượng 7 kg.
Được biết, các loài thỏ lai này cần rất ít cỏ, có thể dùng để nuôi công nghiệp mà vẫn bảo đảm được chất lượng thịt. Hiện ông Tố có 140 con thỏ lai. Ông vẫn đang tiếp tục thuần dưỡng và tìm cách để lai tạo ra giống mới, hy vọng sẽ vượt qua được thỏ ngoại, tìm hướng cho xuất khẩu.
Hỏi đáp về nuôi Giun làm thức ăn cho gà, vịt
06/12/2006


Hỏi: Tôi muốn nuôi Giun làm thức ăn cho gà, vịt đề nghị các Nhà khoa học cho biết nên nuôi loại giun nào, kỹ thuật nuôi, nới mua được giống tốt? Xin chân thành cảm ơn. Bùi Đình Duy - Tân Lạc - Hoà Bình.
Trả lời: Xin chào Bạn Duy và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Giun (hay còn gọi là giun) là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quí báo cho cây trồng. Nuôi giun đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình.1. Ở nước ta giống và chủng lọai giun rất phong phú, song nuôi gium làm thức ăn cho gà, vịt bạn nên chọn loại gium Quế. Giun quế sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới và có hạm lượng đạm khá cao.2. Kỹ thuật nuôi giun Quế:a. Chuẩn bị chuồng nuôi: Chuồng nuôi thường dùng theo dạng luống và dạng hộp (dạng hộp chủ yếu dùng trong trường hợp diện tích chật ) và nên bố trí dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây cao su càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng. Đối với Nhà nông nên nuôi theo dạng luống, luống nuôi giun nên xây bằng gạch với khích thước luống tuỳ độ dài của mặt bằng, chiều rộng từ 1,5 - 2,0m, chiều cao từ 25-40cm. Đáy của luống nuôi chúng ta lót 1 lớp vữa ba ta (ximăng, vôi, cát) khoảng 4cm để tránh run chui xuống đất. Mái che tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu ta làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.Với chuồng nuôi giun 50m2, có khích thước 5m x 5m, bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m.b. Dụng cụ nuôi giun: Cây chĩa có răng là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc giun, không dùng các dụng cụ khác có thể làm giung bị thương; Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của giun là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống giun để giun liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun; Thùng tưới nước trường hợp không có, có thể dùng tay vẫy nước qua rổ, sảo.c. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.d. Mật độ thả: Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng suất 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm. Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).e. Thức ăn và cách cho ăn: Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở dưới dạng tươiCách cho ăn: Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa. Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở. Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.g. Ủ phân làm thức ăn cho giun gồm: 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn với 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...) và 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...). Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn. Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.h. Chăm sóc nuôi dưỡng giun: Ta rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi. Đổ giun giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên. Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm. Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.i. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặtk. Quản lý và chống dịch hại: Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun. Một số bệnh thường gặp:- Bệnh no hơi: Do giun ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống. - Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm giun chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.- Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì giun sẽ lập tức chết khi tiếp súc.3. Địa chỉ cung cấp giống giun Quế đảm bảo chất lượng:Có rất nhiều nơi có thể cung cấp cho bạn được giống gium Quế đảm bảo chất lượng như: TRẠI GIUN QUẾ AN PHÚ, địa chỉ 75 Ấp An Bình - Xã An Phú - Huyện Củ Chi - Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08-7941679.
KS. Nguyễn Thị Vân



Nuôi nhím - nghề mới đang hốt bạc
14/03/2007
Thịt nhím nạc ngon, không hề có mỡ, giá cao đến 200.000đ/kg. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.
Hiện nay ở Việt Nam, thịt nhím đã hiếm vì nhím trong thiên nhiên bị săn bắt khá nhiều. Dân sành ăn vẫn ca tụng thịt nhím là ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Không chỉ ngon miệng người ăn, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân cho biết: dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo GS-TSKH Đỗ Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu... Người Trung Quốc rất coi trọng những công dụng này và thường xuyên tìm mua dạ dày nhím. Trong tự nhiên, nhím thường sống ở vùng đồi núi, những nơi có nhiều cây cối, rừng rậm. Chúng phân bố ở khá nhiều vùng, các nghiên cứu trước đây cho thấy nhím có ở các tỉnh miền Bắc, đến nay đã phát hiện sự xuất hiện của chúng ở nhiều vùng miền Nam như Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Phước..., chứng tỏ nhím thích nghi được với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng trên đất nước ta. Nhím ăn tạp, "tiêu thụ" từ các loại lá, rễ cây, củ, quả (kể cả những loại chát đắng như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa)... đến cả côn trùng, ốc, giun đất. Tuổi trưởng thành sinh dục của nhím là 16-17 tháng tuổi. Chúng thường sống đơn lẻ, chỉ tới mùa sinh sản con đực mới đi tìm bạn tình. Mùa sinh sản của nhím thường vào khoảng tháng 5, 6 và những tháng cuối năm. Thời gian mang thai của nhím cái rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có 5 tuần. Mỗi lứa nhím đẻ từ 1-2 con, cũng có trường hợp được 3 con, 2 lứa một năm. Nhím con cứng cáp rất nhanh, lúc mới đẻ chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau da chúng đã co lại, để lộ rõ những lông trắng bám trên mình. Qua thời gian, những lông trắng này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hoá sừng và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này. Nhím lớn khá nhanh; chỉ 2 tháng tuổi chúng đã nặng tới 2,5-3kg, sau một năm đạt tới 9-10kg. Chúng có khả năng đề kháng tốt, rất ít bị bệnh dịch. Bệnh ghẻ lở do ve, trùng đốt với các loài khác là đại họa thì nhím có thể tự liếm khỏi. Chính vì "dễ tính" với bệnh tật, môi trường và thức ăn như vậy nên việc nuôi nhím rất dễ dàng. Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (Sơn La) đã tổ chức nuôi nhím theo quy mô trại lớn. Trong điều kiện chuồng trại, nhím sống khoẻ, đẻ đều, cân nặng trung bình sau một năm nuôi là 5-6kg. Chuồng nhím không cần rộng, mỗi con chỉ chiếm 1m2 nên có thể nuôi cả trên sân thượng các nhà cao tầng. Khi nuôi nhím chỉ cần nhớ phải đặt thêm một vài khúc gỗ trong chuồng để nhím có thể mài răng, đỡ cắn phá chuồng. Hiệu quả kinh tế do nhím mang lại là rất lớn. Cơ sở nuôi nhím với quy mô trung bình của ông Phạm Ngọc Tuân (Củ Chi, TPHCM) là một ví dụ. Ông Tuân nuôi 60 con, trong đó có 40 con cái, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền bán giống (2,5 triệu đồng/đôi), ông đã thu về hơn 10 triệu đồng. Thức ăn cho nhím chỉ là những lá rau, củ thừa vương vãi thu nhặt ở các chợ, thật đúng là làm chơi ăn thật. Hy vọng một ngày không xa, bà con ta sẽ nhận thấy được hiệu quả của việc nuôi nhím, và người Việt sẽ có cơ hội được thưởng thức rộng rãi món thịt rất thơm ngon này. Nhím nuôi tại cơ sở của ông Phạm Ngọc Tuân.* Theo "Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam": da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ. * Cách chế biến da nhím làm dược liệu: Ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông gai, thịt và mỡ, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch (bột tacl) cho đến khi chuyển sang màu vàng; lấy ra chải hết bột rồi cạo lần nữa cho sạch hẳn. * Bà con có thể tham khảo kỹ thuật nuôi nhím tại Viện Chăn nuôi (Thuỵ Phương, Từ Liêm, Hà Nội).

Những người bạn "Cùng cam cộng khổ"


Xuân Bình Minh, tân tài - tân lôc
Mai nang hông, đa đuc - đa phúc

XEM CAC SAO QUẦN VỢT THẾ GIỚI